Tin tức mới

Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay (đệm bóng) trong bóng chuyền

Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay (đệm bóng) – Sau kỹ năng đập bóng là một trong những kỹ thuật cơ bản chủ yếu được sử dụng để nhận, cứu bóng và đỡ phát đập bóng. Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay (kỹ thuật đệm bóng) là kỹ thuật sử dụng cẳng tay và bàn tay để chuyền bóng, diện tích tiếp xúc giữa tay và bóng rộng hơn nhưng điểm tiếp xúc ít hơn so với chuyền bóng cao tay. Chính vì vậy, hạn chế được những pha phạm lỗi kỹ thuật như hai tiếng, dính bóng,… Kỹ thuật đệm bóng là một kỹ năng phòng thủ chủ yếu để đỡ, cứu bóng từ các phát đập bóng với lực mạnh của đối phương. Nào ngay bây giờ cùng với pcl2tiff.com tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết bên dưới này nhé!

Nhiệm vụ đệm bóng trong bộ môn bóng chuyền

Đệm bóng nhằm mục đích đỡ những đường bóng nhanh, mạnh, thấp và khó khi đối phương tấn công sang.

Phạm vi khống chế đệm bóng rộng, đỡ được những đường bóng ở xa thân người. Cấu trúc kỹ thuật đơn giản, dễ tiếp thu và thực hiện thuận lợi hơn kỹ thuật chuyền bóng cao tay.

Kỹ thuật đệm bóng

Kỹ thuật đệm bóng
Kỹ thuật đệm bóng

Có thể đệm bằng hai tay, một tay hoặc ngã ra cứu bóng. Ngoài ra còn có thể dùng thân người, dùng chân đỡ bóng.

Đệm bóng bằng hai tay là kỹ thuật dùng khi thực hiện bóng đi và hướng bóng đến ở phía trước mặt, gần như cùng quỹ đạo chuyển động nhưng ngược chiều.

Phương pháp đệm bóng

Chuẩn bị

Người đứng ở tư thế trung bình thấp, hai chân rộng bằng hoặc hơn vai, hai tay co tự nhiên ở hai bên sườn, mắt quan sát bóng, thân hơi gập.

Khi xác định chính xác điểm rơi của bóng và ở tầm thích hợp, người chơi đồng thời đưa hai tay ra đỡ bóng. Hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay đặt chéo lên nhau và nắm lại, bàn tay nọ bọc lấy bàn tay kia, hai ngón cái song song kề nhau.

Đánh bóng

Khi bóng đến ở tầm ngang hông, cách thân người khoảng gần một cánh tay thì thực hiện đánh bóng. Lúc này chân đạp đất, duỗi khớp gối, nâng trọng tâm thân thể và nâng tay.

Hai tay được chuyển động từ dưới lên và dùng phần giữa cẳng tay đệm phía dưới bóng kết hợp với nâng tay ở mức độ cần thiết. Khi hai tay chạm bóng cũng là lúc gập cổ tay xuống dưới làm căng các nhóm cơ cẳng tay; kết hợp với hóp bụng và giữ chắc bả vai với khớp khuỷu. Hai tay thẳng – chắc, hai bàn tay nắm và ép chặt vào nhau, toàn thân hơi lao về trước.

Một vài lưu ý khi đệm bóng

Một vài lưu ý khi đệm bóng
Một vài lưu ý khi đệm bóng

Nếu bóng đến với lực nhẹ, vừa phải thì kết hợp với đạp chân; nâng nhanh tay để đẩy bóng đi. Nếu bóng đến với tốc độ nhanh, lực mạnh; thì hạn chế nâng tay mà ghìm tay để bóng bật đi theo ý muốn.

Góc độ đường bóng đi phụ thuộc góc độ tay đệm bóng. Góc của tay đệm bóng là góc tạo bởi mặt phẳng đất và cánh tay đệm bóng. Góc độ của tay đệm bóng còn phụ thuộc góc độ của đường bóng đến; là góc tạo bởi mặt phẳng mặt đất và đường bóng đến.

Bóng tiếp xúc với tay khi tay hợp với mặt đất 1 góc khoảng 30 độ. Lực đánh bóng là phối hợp của lực chân đạp đất; vươn người và nâng tay từ dưới lên trên – ra trước. Tay tiếp xúc bóng ở phía sau và dưới bóng. Lực để đánh bóng tùy thuộc vào tốc độ bóng đến và cự ly (khoảng cách) vị trí cần đưa bóng đi.

Góc độ của đường bóng đến quyết định góc độ của tay (góc tạo thành giữa cẳng tay và mặt đất). Góc độ tay đệm bóng phụ thuộc vào góc độ đường bóng đến: Nếu góc độ đường bóng đến lớn thì góc độ của tay đệm bóng nhỏ và ngược lại.

Nếu góc độ của đường bóng đến lớn thì góc độ của tay đệm bóng nhỏ. Ngược lại, nếu góc độ của đường bóng đến nhỏ thì góc độ của tay đệm bóng lớn.

Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền người chơi cần vận dụng cụ thể; tuỳ thuộc đặc điểm góc độ của đường bóng đến; và độ cao của đường bóng muốn chuyền đi mà quyết định góc độ của tay đệm bóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *