Tin tức mới

Kỹ thuật cứa lòng – Sút bóng xoáy hiệu quả nhất trong bóng đá

Kỹ thuật cứa lòng là một trong những thuật ngữ bóng đá được sử dụng bởi nhiều cầu thủ nổi tiếng như Messi và Ronaldo. Một đòn thót tim khiến đối thủ không thể cản phá trong trận đấu. Cú sút cứa lòng là một phương án hay và được nhiều tiền đạo ưa chuộng. Thủ môn đang đối mặt với tình huống cứa lòng, họ biết nguy hiểm như thế nào nhưng vẫn khó cản phá. Hãy cùng pcl2tiff.com luyện tập kỹ thuật sút bóng cứa lòng nổi tiếng này theo hướng dẫn được chia sẻ trong bài viết hôm nay nhé!

Kỹ thuật cứa lòng trong bóng đá

Kỹ thuật cứa lòng trong bóng đá
Kỹ thuật cứa lòng trong bóng đá

Cứa lòng là kỹ thuật sút bóng theo đường cong hoặc đường chéo. Cũng có thể hiểu đây là các sút bóng đá xoáy; hoặc gọi là kỹ thuật đá bóng hình vòng cung. Cứa lòng thường được sử dụng trong các tình huống đá phạt; dứt điểm ngoài vòng cấm hay căng ngang vào khung thành đối phương.

Những cú sút cứa lòng bất ngờ luôn là phương án mà nhiều chân sút bóng đá chọn lựa. Tuy nhiên phải luyện tập một thời gian dài bạn mới có thể cứa lòng ngọt lịm như các siêu cầu thủ. Những pha ghi bàn từ cú sút cứa lòng hay sút vòng cung là những bàn thắng đẹp với uy lực mạnh đánh bại mọi đối thủ.

Yếu tố thực hiện đúng kỹ thuật cứa lòng

Yếu tố chạy đà

Bước đầu tiên để thực hiện một cú sút cứa lòng tốt đó là chạy đà. Nếu với một cú sút bóng mạnh, chúng ta lấy đà theo hướng hơi thẳng chính diện; thì ở cú sút cứa lòng chúng ta sẽ có hướng đà hơi chéo so với hướng cầu môn. Khoảng 75-90 độ. Mục đích là để điều bóng đi vòng cung vượt ra khỏi tầm kiểm soát của thủ môn trước khi chui vào lưới.

Cách đặt chân trụ

Yếu tố thứ 2 chúng ta cần lưu ý đó là cách đặt chân trụ. Cách tối ưu nhất vẫn là đặt chân trụ ngang với bóng. Hướng chân trụ hơi lệch ra ngoài so với cầu môn. Bởi chúng ta sẽ cần hướng bóng vòng ra ngoài rồi xoáy vào. Nếu đặt chân trụ thẳng hướng góc khung thành và đưa bóng theo hướng đó bóng sẽ xoáy vào khoảng gần giữa goal và dễ dàng bị thủ môn cản phá.

Yếu tố điểm chạm

Yếu tố điểm chạm
Yếu tố điểm chạm

Yếu tố thứ 3 đó là điểm chạm. Có 2 điểm tiếp xúc cần lưu ý đó là điểm tiếp xúc bóng và điểm tiếp xúc ở chân.

Điểm chạm chân

Điểm tiếp xúc ở chân sẽ là nửa lòng trong của bàn chân trước với phần dưới mu bàn chân dọc theo ngón chân cái. Cần lưu ý rằng chúng ta sẽ không tiếp xúc tất cả phần này cùng 1 lúc mà sẽ bắt đầu từ phía gần mũi chân, quả bóngcuộn dần và kết thúc tình huống chạm bóng là ở giữa lòng bàn chân.

Điểm chạm bóng

Đối với điểm tiếp xúc bóng thì chúng ta sẽ không chỉ đơn giản là sút vào một vị trí nào đó trên quả bóng mà cần cố gắng cuộn lòng bàn chân từ phía bên trái qua phải và từ dưới lên trên để tạo độ xoáy cũng như độ cắm.

Những bạn chơi game bóng đá trực tuyến vẫn thường hay gọi đây là cú sút QZD. Hiểm hóc hơn nhiều so với một cú ZD thông thường mà bóng chỉ vòng mà không cắm khi ta tiếp xúc một cách đơn giản ở lệch một bên so với tâm bóng.

Yếu tố vung chân

Cuối cùng sẽ là cách vung chân. Dựa theo nguyên lý của việc chạm bóng vừa nói ở trên. Chúng ta sẽ vung chân chéo theo hướng bóng; và cố gắng để tăng thời gian tiếp xúc giữa lòng bàn chân với quả bóng; nhằm tạo ra một độ xoáy phức tạp và mạnh mẽ nhất.

Đó là cách để có được 1 cú sút cứa lòng hiểm hóc được giới thiệu đến các bạn trong bài viết ngày hôm nay. Hãy nắm vững thật chắc những lý thuyết trước khi bắt đầu luyện tập và hãy thật chăm chỉ, kiên nhẫn cho đến khi thuần thục nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *